Không chỉ hút thuốc lá, làm việc này không cẩn thận cũng tàn phá phổi của bạn

Các hóa chất nguy hiểm tiềm tàng trong dung dịch vệ sinh, tẩy rửa sàn và thuốc tẩy… có thể làm gia tăng nguy cơ tổn thương phổi.

Lau nhà, bề mặt bếp, cọ rửa nhà tắm… là những việc mà ai trong số các bà nội trợ chúng ta đều làm hàng ngày. Những việc này có vẻ như sẽ giúp diệt trừ vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Chính vì vậy mà nhiều người còn dùng dung dịch tẩy rửa để làm vệ sinh cho sạch hơn. Thế nhưng, trong khi đang cố gắng để bảo vệ sức khỏe bằng cách này thì bạn có biết rằng mình đang đặt chính sức khỏe của bản thân vào mối nguy hại, cụ thể là làm nguy cơ tổn thương phổi.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Bergen cho biết, những người thường xuyên vệ sinh nhà cửa có nguy cơ bị suy giảm chức năng phổi cao hơn 14% trong vòng 20 năm tới. Nguyên nhân gây ra điều này chính là các chất độc hại thường được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm, từ dung dịch làm sạch đến các loại thuốc tẩy để làm sạch sàn nhà. 

khong-chi-hut-thuoc-la-lam-viec-nay-khong-can-than-cung-tan-pha-phoi-cua-ban

Các hóa chất nguy hiểm tiềm tàng trong dung dịch vệ sinh, tẩy rửa có thể làm gia tăng nguy cơ tổn thương phổi.

Nghiên cứu được xem xét trên hơn 5.000 người trong khoảng thời gian hai thập kỷ. Các dữ liệu cho thấy so với những người bình thường thì người sống quá sạch sẽ bị suy giảm chức năng phổi tới 17%. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối nguy hiểm lâu dài của việc tiếp xúc với chất tẩy rửa và sẽ được trình bày tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội châu Âu về hô hấp.

Oistein Svanes, một nghiên cứu sinh, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta cần bắt đầu nhận thức rõ hơn rằng trong khi sử dụng các dung dịch tẩy rửa, đặc biệt là dạng phun, hóa chất từ những dung dịch này sẽ bay vào không khí và chúng ta lại hít đúng nguồn không khí đó”. 

Hóa chất trong các dung dịch vệ sinh bao cả amoniac có thể gây kích ứng đường hô hấp, các chất khác có thể gây bệnh đường hô hấp như dị ứng.

Trong nhiều nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu đã nêu bật nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do chất tẩy rửa chuyên dụng gây ra. Và đó là lý do tại sao nghề dọn vệ sinh là một trong những nghề có nguy cơ cao phát triển bệnh này.

khong-chi-hut-thuoc-la-lam-viec-nay-khong-can-than-cung-tan-pha-phoi-cua-ban

Những người thường xuyên vệ sinh nhà cửa có nguy cơ bị suy giảm chức năng phổi cao hơn 14% trong vòng 20 năm tới.

Một người bị suy giảm chức năng phổi sẽ có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, ví dụ như cảm cúm, ho, viêm phổi, phế quản… Chính vì vậy, một chiến dịch mang tên Healthy Lungs for Life (Lá phổi khỏe mạnh cho cuộc sống) khuyến khích bất kì ai có triệu chứng của bệnh phổi tại nhà hay nơi làm việc thì đều cần đi khám và kiểm tra ngay.

Bình luận về nghiên cứu, Giáo sư Jørgen Vestbo, chủ tịch của ERS và là giáo sư của khoa hô hấp tại Đại học Manchester, cho biết: “Các sản phẩm làm sạch có thể đặt sức khỏe của người dân vào nguy cơ đe dọa. Vì vậy, mọi người nên nhận thức được những rủi ro và thực hiện các bước để giảm thiểu chúng”.

Một số hóa chất nguy hiểm có trong các dung dịch vệ sinh và cách phòng tránh:

mặc dù không hít phải hóa chất không phải là nguyên nhân gây ra tất cả trường hợp hen suyễn nhưng không thể phủ nhận nguy cơ của chúng. Một số chất phổ biến trong chất tẩy rửa gây ra vấn đề sức khỏe này có thể kể ra là:

– Benzalkonium chloride – thường được sử dụng như một chất khử trùng trong chất tẩy rửa gia dụng và sàn nhà.

– Chlorine-based agents (sodium hypochlorite) – được sử dụng trong thuốc tẩy.

– Isothiazolinones – được sử dụng trong một số chất tẩy rửa, giặt giũ dạng lỏng.

Để giảm nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất này, hãy mở các cửa để thông gió trong khi làm sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn quan tâm về tác động của hóa chất trong sản phẩm đối với sức khỏe của mình.

Nguồn: DailyMail/Thesun

BS Hồ Kim Châu
Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến sĩ, Bác sĩ Hồ Kim Châu

  • Tốt nghiệp bác sĩ tại trường đại học y khoa quốc gia ODESSA Nga.
  • Từng đảm nhiệm vị trí Giám định viên tại Viện Khoa học Hình sự.
  • Trưởng khoa Giám định tại Viện Pháp Y Quốc Gia.
  • Cố vấn Cao cấp cho Viện Công nghệ ADN và Phân tích Di truyền GENLAB.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

Đăng ký nhận báo giá