Cuộc cách mạng ADN trong điều tra tội phạm ở ĐỨC

Ở nước Đức cách đây đúng 20 năm, lần đầu tiên tiến hành lấy mẫu của rất nhiều người để xét nghiệm ADN nhằm tìm ra một người là thủ phạm của một vụ trọng án.

dna testing phantich

Việc lấy mẫu gen của nhiều người trong vụ án tại Đức được coi như một cuộc cách mạng thật sự về điều tra tội phạm.

Thời ấy, pháp luật hiện hành ở nước Đức không cho phép làm việc đấy, tức là lấy mẫu ADN của nhiều người không thuộc diện bị coi là nghi phạm để phục vụ cho công chuyện điều tra trọng án. Tuy nhiên cảnh sát Đức vẫn tiến hành. Mãi về sau, luật pháp mới được sửa đổi và bổ sung để hợp pháp hóa việc này.

Nhưng với những nguyên tắc cơ bản là chỉ lập ngân hàng dữ liệu về ADN đối với những kẻ đã phạm tội, việc tiến hành lấy mẫu ADN của nhiều người phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và dữ liệu của tất cả những người không liên quan sau đó phải được tiêu hủy hết.

Cái góc khuất hiểm hóc ở đây là chuyện cung cấp mẫu xét nghiệm ADN phải tự nguyện nhưng những ai từ chối thì đâu có khác gì bị nhìn nhận là “phải có gì đấy giấu giếm” và tự làm chính họ bị tình nghi. Việc lấy mẫu gen của nhiều người này được coi như một cuộc cách mạng thật sự về điều tra tội phạm.

Chuyện này bắt nguồn từ vụ cô bé Christiana N. 11 tuổi bị sát hại. Cảnh sát tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ADN của 15.000 chàng trai trẻ cho dù hoàn toàn không có bất cứ cơ sở luật pháp nào để được phép làm việc ấy.

Ở kết quả xét nghiệm số 3889, cảnh sát có được sự trùng hợp về ADN và xác định ra thủ phạm là anh chàng 30 tuổi Ronny Rieken. Ở nước Đức, anh chàng này là thủ phạm gây trọng án đầu tiên bị bắt nhờ cách lấy mẫu xét nghiệm ADN của rất nhiều người.

dna test

Hay như vụ án xảy ra năm 2006 ở thành phố Dresden. Hai cô gái bị bắt cóc và cưỡng hiếp. Cảnh sát dự định lấy mẫu xét nghiệm ADN của 100.000 đàn ông và khi mới lấy mẫu xét nghiệm gien của 14.000 người thì đã tìm ra thủ phạm. Có những vụ án mà chỉ sau khi có được mẫu xét nghiệm ADN của vài trăm người là đã đủ để nhận diện được thủ phạm.

Đi cùng với cách thức này là việc thành lập ngân hàng dữ liệu mẫu ADN của những kẻ đã từng “nhúng tay vào chàm”. Cảnh sát điều tra thường lục tìm và so sánh trước hết vào ngân hàng dữ liệu ấy và có thể dễ dàng tìm ra được thủ phạm.

Từ giác độ pháp lý, việc cảnh sát lấy mẫu xét nghiệm gien của rất nhiều người phục vụ cho công chuyện điều tra không phải luôn nhận được sự đồng thuận từ phía chính giới và xã hội. Luật không thể bắt buộc người dân bình thường hoặc kẻ phạm tội nhưng chưa bị phát giác để cho cảnh sát lấy mẫu xét nghiệm ADN. Cho nên nguyên tắc tự nguyện được coi là hàng đầu.

Ở đây, tự nguyện hay không tự nguyện đều không phải là quyết định dễ dàng gì bởi lo ngại về lạm dụng dữ liệu của công dân là rất chính đáng. Vì thế, pháp luật phải rất chặt chẽ và cụ thể trong việc xử lý và bảo mật dữ liệu cá nhân của người dân.

Cuộc cách mạng về điều tra tội phạm này là cần thiết nhưng việc ngăn ngừa và loại trừ lạm dụng cũng cần thiết. Điểm xuất phát có thể trái luật nhưng theo thời gian thì việc hợp luật của hành động là bắt buộc, lại còn phải sớm và nhanh chóng như có thể được./.

BS Hồ Kim Châu
Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến sĩ, Bác sĩ Hồ Kim Châu

  • Tốt nghiệp bác sĩ tại trường đại học y khoa quốc gia ODESSA Nga.
  • Từng đảm nhiệm vị trí Giám định viên tại Viện Khoa học Hình sự.
  • Trưởng khoa Giám định tại Viện Pháp Y Quốc Gia.
  • Cố vấn Cao cấp cho Viện Công nghệ ADN và Phân tích Di truyền GENLAB.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

Đăng ký nhận báo giá