Bản kết quả ADN cho một xét nghiệm mối quan hệ cha-con là một bản báo cáo mà trong đó cho thấy sự cho-nhận về ADN giữa người cho (người cha giả định) và người nhận (người con giả định). Từ đó xác định được mối quan hệ huyết thống cha-con.
Thông thường, một bản kết quả xét nghiệm ADN cha-con sẽ bao gồm các yếu tố:
– Thông tin của người yêu cầu làm xét nghiệm: Họ tên, địa chỉ, số CMND, ngày cấp.
– Thông tin của người tham gia xét nghiệm: Họ tên (ký hiệu), mối quan hệ giả định, loại mẫu được xét nghiệm, nơi thu mẫu.
– Thông tin về phương pháp và bộ kit sử dụng trong xét nghiệm.
– Kết quả phân tích (bản đồ gene _DNA profile).
– Kết luận về mối quan hệ, xác suất mối quan hệ (độ tin cậy của mối quan hệ).
Trong bản kết quả, ngoài các thông tin đã đăng ký ban đầu khi lập hồ sơ xét nghiệm, có 2 yếu tố quan trọng cần xem xét:
Xác nhận sự cho-nhận ADN giữa người cha giả định và người con:
Trong bảng kết quả phân tích, có thể dễ dàng xem được các chỉ số về gene tại từng vị trí (locus) được khảo sát của người tham gia xét nghiệm. Ở mỗi locus được xét nghiệm, alelle sẽ tồn tại theo từng cặp và theo nguyên tắc di truyền người con sẽ nhận 1 alelle từ mẹ, và 1 alelle từ cha. Như vậy chỉ có thể khẳng định “Người cha giả định và người con không loại trừ quan hệ huyết thống cha -con” khi có sự cho nhận alelle ở tất cả các locus được xét nghiệm hay nói cách khác tại bất kì locus nào cũng phải nhìn thấy người cha giả định và người con có 1 alelle giống nhau.
Thông thường, trong một mối quan hệ sinh học cha-con, sẽ có sự cho-nhận alelle tại tất cả các locus được xét nghiệm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, do nguyên nhân đột biến hoặc nguyên nhân khác, có thể xảy ra sự khác biệt alelle (không cho nhận alelle) ở 1 hoặc 2 locus. Các đột biến này sẽ được kiểm tra, khảo sát xem có nằm trong mức độ cho phép hay không bằng việc mở rộng nâng cấp xét nghiệm.
Do đó, tại trung tâm xét nghiệm ADN DNA Testings, chỉ khi có sự khác biệt (không cho nhận alelle) từ 3 locus trở lên thì mới được kết luận “loại trừ quan hệ huyết thống cha -con” giữa hai người trong xét nghiệm và xác định người cha giả định không phải là cha sinh học (cha đẻ) của người con trong xét nghiệm.
Chỉ số PI (Paternity Index), xác suất mối quan hệ.
Chỉ số này còn gọi là chỉ số mối quan hệ cha con. Thể hiện xác suất người cha giả định có thể truyền biến thể gene này cho người con trong cộng đồng người được khảo sát.
Chỉ số này được tính riêng cho từng loci, nghĩa là nếu xét nghiệm bao nhiêu loci thì có bấy nhiêu chỉ số PI. Ở mỗi loci, nếu có sự cho-nhận alen giữa những người làm xét nghiệm, chỉ số này sẽ lớn hơn 0; nếu không có sự cho nhận alen, chỉ số này sẽ bằng 0. Và chỉ số tích lũy của tất cả các số PI này sẽ được dùng để tính toán xác suất mối quan hệ cha-con. Do vậy, trong xét nghiệm mối quan hệ huyết thống cha- con càng nhiều loci được xét nghiệm thì độ tin cậy càng cao.
Hiện tại, ở DNA Testings, tất cả các khách hàng làm xét nghiệm huyết thống đều được tiến hành xét nghiệm ở ít nhất 24 loci, ngay cả với gói dịch vụ có mức phí thấp nhất, chưa kể đến việc được mở rộng xét nghiệm miễn phí trong trường hợp cần thiết. Với việc tăng số loci xét nghiệm lên 24 loci như hiện nay xác suất mối quan hệ cha-con lên 500 lần so với gói 16 loci trước đây.
Để hiểu thêm về cách đọc bản kết quả xét nghiệm ADN cũng như các thắc mắc liên quan đến xét nghiệm ADN quý khách hàng có thể gọi điện đến số Hotline: 0906 87 87 00.
DNA Testings sưu tầm
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý khách trên toàn quốc!
————————
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV DNA TESTINGS
Địa chỉ tại TP. HCM
– Tầng 8, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P 6, Q 3.
– Số 11 Đường 49, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức.
Địa chỉ tại Hà Nội
– Số 22 LK 11B Khu Đô thị Mỗ Lao, Hà Đông.
Hotline: 0906 87 97 00
Điện thoại: (028) 3 520 87 67 – Fax: (08) 3 520 87 68
Email: [email protected] – Skype: huynhvanphuc15032015
Website: trungtamadn.com