Qua các điều tra qua xét nghiệm adn trong bệnh viện dù nguy cơ thấp, việc nhầm con trong bệnh viện vẫn… có thể xảy ra. Các bệnh viện ngày càng thắt chặt quy trình trao nhận trẻ để tránh điều đáng tiếc này xảy ra.
Theo thống kê của Hiệp hội Inter/Action, một tập đoàn tư vấn an ninh ở Las Vegas, qua các xét nghiệm ADN tại các trung tâm khoảng 1 trong 1.000 trẻ bị trao nhầm ở bệnh viện. Phần lớn các ca này xảy ra trong quá trình di chuyển trẻ sau sinh: trẻ được đưa tới cho mẹ, sau đó cho vào nôi và chuyển tới phòng dành cho trẻ sơ sinh, sau đó lại về với mẹ.
Cách xác định danh tính trẻ sơ sinh ở mỗi bệnh viện khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất hiện nay tại các bệnh viện trên thế giới là dùng vòng tay đôi cho mẹ và bé. Chiếc vòng này thường ghi tên bố mẹ và số hiệu riêng của cặp mẹ-bé (ví dụ, nếu mã của bé là 1234, mã của mẹ cũng sẽ là 1234). Một số bệnh viện hiện đại còn sử dụng vòng chứa chip điện tử RFID để nhân viên bệnh viện có thể dùng thiết bị điện tử để xác định.
Qua các xét nghiệm huyết thống ADN nhiều gia đình cũng nhận lại những đứa trẻ thất lạc khi bệnh viện trao nhầm con. Việc Xét nghiệm ADN đươc xem là công nghệ xác định nhân thân tiên tiến nhất hiện nay được các quốc gia sử dụng nhiều nhất. và cũng dùng những công nghệ ADN để xác định hung thủ, tội phạm về giết người, hiếp dâm… một cách nhanh chóng nhất.
Tuy nhiên, cách làm này vẫn có thể dẫn tới nhầm lẫn. Trên thực tế, khoảng 23.000 vụ nhầm lẫn trẻ đã diễn ra tại các bệnh viện ở Mỹ (phần lớn được giải quyết trước khi trẻ rời viện). Trong đó, nhân viên có thể đọc nhầm thông tin trên vòng tay của bé và mẹ, hoặc vòng có thể rơi khỏi tay hoặc chân của bé. Đồng thời, trẻ cũng có thể bị đặt nhầm giường sau khi tắm hoặc điều trị.
Một số nơi tăng cường an ninh và thực hiện thêm nhiều bước trong quy trình để tránh nhầm lẫn. Các bệnh viện thuộc chuỗi UnityPoint Health yêu cầu toàn bộ nhân viên phải đeo thẻ nhận dạng có ảnh. Người mẹ sẽ không được cho người không có thẻ này bế con của mình đi.
Bệnh viện San Gorgonio (California, Mỹ) còn ứng dụng công nghệ cao hơn. Trong đó, các vòng tay có cảm biến sẽ được đeo cho trẻ để theo dõi vị trí. Các cảm biến khác được đặt quanh lối ra vào khu sản. Nếu một bé được đưa tới quá gần lối ra, cửa sẽ tự động đóng và chuông báo động reo.
Một số bệnh viện cho phép trẻ ở trong phòng mẹ liên tục. Nếu người mẹ cần ra ngoài, một y tá sẽ trông bé. Các bệnh viện khác vẫn tách con ra khỏi mẹ, nhưng khuyến khích chọn một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè trông chừng ngoài phòng trẻ.
Dù có nhiều biện pháp đề phòng, khoảng 64 ca nhầm trẻ vẫn diễn ra mỗi ngày. Một số trường hợp không được phát hiện kịp thời và gây tổn hại về tâm lý cũng như đảo lộn cuộc sống của các gia đình có con bị trao nhầm.
Khi các gia đình phát hiện sai phạm, họ có thể gửi đơn kiện bệnh viện và yêu cầu được đền bù tổn thất, cùng các chi phí phát sinh trong quá trình nhận lại con. Con số này thường lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng chục triệu USD.
Hai cô bé sinh năm 1994 ở một phòng khám tại Cannes, Pháp, cũng bị trao nhầm và chỉ 10 năm sau, khi một người cha yêu cầu làm xét nghiệm ADN, mọi sự mới được sáng tỏ. Hai gia đình quyết định kiện phòng khám nhưng không đổi lại con. Tòa yêu cầu phòng khám đền dù hơn 2 triệu USD cho hai gia đình. Tuy nhiên, họ đều cho biết không gì có thể bù đắp lại những tổn thương về tâm lý và tình cảm mà hai đứa trẻ và những người trong cuộc phải chịu đựng.Một trường hợp hy hữu khác xảy ra ở Nhật Bản, sự nhầm lẫn của bệnh viện khiến con trai một gia đình giàu có phải sống gần 60 năm trong cảnh bần hàn. Ông quyết định kiện bệnh viện San-Ikukai ở Tokyo – nơi đã trao nhầm hai trẻ sau khi tắm – và nhận được khoảng 370.000 USD tiền đền bù (thay vì con số 2,5 triệu USD ông yêu cầu).
Sưu Tầm
Nguồn : 24h.com.vn